Tiêu độc sát trùng (TĐST) là biện pháp chủ động nhằm cắt đứt yếu tố lây truyền của mầm bệnh, góp phần quan trọng đảm bảo vệ sinh thú y trong quá trình tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật đảm bảo an toàn dịch tễ, phát triển chăn nuôi động vật, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái cho nhân dân.
Đối tượng TĐST là các trại chăn nuôi, cơ sở, điểm giết mổ gia súc gia cầm, cơ sở chế biến, nơi buôn bán động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển và dụng cụ.
Trong chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi nói chung việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại là việc rất cần thiết. Các bước thực hiện việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi cần phải thực hiện đúng quy trình để đạt hiệu quả cao. Giúp phòng, chống bệnh dịch phát triển bền vững trong chăn nuôi.
Trên thực tế hiện nay trong chăn nuôi ở nước ta bệnh dịch trên gia súc, gia cầm diễn biến rất phức tạp gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi nói chung và các hộ chăn nuôi nói riêng. Việc sát trùng tiêu độc chuồng trại rất quan trọng và cần thiết vì nó giúp khống chế bệnh dịch, diệt mầm bệnh trong môi trường, ngăn chặn lây lan bệnh dịch. Sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi giúp tăng hiệu quả chăn nuôi, phát triển bền vững, hạn chế bệnh dịch. Vệ sinh cũng giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Các mầm bệnh (là các vi sinh vật gây bệnh) có sẵn trong môi trường sống của vật nuôi và có thể bùng phát thành dịch bệnh nếu gặp điều kiện môi trường thích hợp. Nhưng chúng cũng dễ bị tiêu diệt khi gặp điều kiện bất lợi. Do đó để hạn chế sự phát triển và bùng phát của mầm bệnh chúng ta cần phải xây dựng chương trình vệ sinh, sát trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Khi xây dựng chương trình cần phải ghi chép theo dõi về thời gian, loại thuôc, nồng độ...
Tại sao cần phương pháp Tiêu độc khử trùng ?
Tiêu độc nhằm mục đích tiêu diệt mầm bệnh trên các yếu tố trung gian truyền bệnh (do bị nhiễm từ các chất bài tiết của con vật bệnh, từ xác con vật chết bệnh, mang trùng bệnh) và tiêu diệt mầm bệnh ngay trên thân thể con vật (nhưng không được áp dụng với vết thương và nội quan động vật). Tiêu độc chỉ có ý nghĩa thực sự khi cùng tiến hành các biện pháp phòng chống bệnh tổng hợp. Tiêu độc là biện pháp cần thực hiện thường xuyên, liên tục ngay cả khi chưa có dịch, khi có dịch và tiêu độc khi đã hết dịch. Tập trung tiêu độc ở chuồng trại, sân phơi, bãi chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ đã tiếp xúc với động vật, phương tiện vận chuyển động vật, nguyên liệu động vật (da, lông,...), các nơi chế biến và lưu trữ nguyên liệu động vật, thức ăn, nước uống, thân thể động vật, tay chân và quần áo của người nuôi. Có như vậy mới bảo đảm tuyệt đối an toàn cho đàn vật nuôi.
Đối với khử trùng môi trường được sử dụng những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hoặc các vi sinh vật nhiễm khác. Khác với kháng sinh, những chất khử trùng phá hủy nguyên sinh chất của vi khuẩn và luôn cả vật chủ. Do đó chúng chỉ được sử dụng cho các đồ vật vô sinh. Đồng thời ức chế sự sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật hoặc giết chết vi khuẩn ở một nồng độ không làm ảnh hưởng đến mô bào vật chủ. Chúng được sử dụng cho các mô bệnh để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn. Trong quá trình khử trùng, chúng ta cần lựa chọn đúng hóa chất khử trùng; xác định tác nhân gây bệnh; loại hóa chất sử dụng có an toàn cho người sử dụng hay không; thời gian, khoảng cách sát trùng, phương pháp sát trùng và khử trùng khu vực chuồng nuôi, dụng cụ, nước, phương tiện vận chuyển, người ra vào, hạn chế thấp nhất các mầm gây bệnh.
XÊM THÊM : https://nguyenduongpestcontrol.com/