Mối – loại côn trùng có tập tính xã hội đa dạng hình thái. Được kế thừa sự chuyển hóa từ hàng triệu năm trước, mối dần phân hóa thành nhiều dạng khác nhau với nhiều chức năng khác nhau dựa trên cấu tạo của cơ thể: Mối chúa, mối lính, mối thợ. Chúng tạo thành 1 thể thống nhất mà nay chúng ta gọi là tổ mối.
Mối chúa:
Ra đời như là 1 con cái giống, được trời phú cho cặp cánh. Với cặp cánh trên lưng, mối chúa cùng loạt con cái cùng con đực lũ lượt bay ra khỏi tổ – gọi là sự phân đàn. Sau một khoảng thời gian bay nhảy, mối chúa sẽ chọn 1 nơi thích hợp để dừng chân. 2 cánh của mối chúa sẽ rụng đi và nó sẽ tìm kiếm một con đực thích hợp làm bạn tình. Và rồi 1 tổ mới sẽ bắt đầu từ đây. Mối chúa lúc trưởng thành sẽ có kích thước to lớn dài tầm 12 cm và chính là 1 chiếc máy đẻ đúng nghĩa kể cả đen lẫn bóng. Tốc độ đẻ trung bình mà người ta đo được ở mối chúa là 35 trứng/phút. Với khả năng siêu dị đó, mối chúa hầu như không thể cự động được và nó phải nhờ đến sự chăm lo, nuôi nâng của mối thợ.
Mối thợ:
Có kích thước bé hơn các thành viên khác trong tổ nhưng bù lại chúng chiếm số lượng đông nhất. Mối thợ được giao nhiệm vụ tinh sửa, xây đắp kiến trúc trong tổ, thu nhặt, chế biến thức ăn, nuôi nấng các cá thể mối khác trong tổ (chăm coi trứng, ấu trùng & nhộng).
Mối lính:
Được sinh ra với tầm vóc to lớn của một chiến binh, cùng bộ hàm sắc như cặp kéo, mối lính có thiên chức bảo đảm an toàn cho tổ tránh sự tấn công của kiến, hay các loại kẻ thù khác ngoài thiên nhiên.
Loài mối ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt loài người
- Vấn đề mối tấn công, phá hủy các công trình kiến trúc, nhà ở, di tích lịch sử, khu bảo tồn giá trị, cây trồng,… luôn là nỗi lo canh cánh hằng đêm của người tiếp quản. Dù chưa có người nào tổng hợp được số liệu thiệt hại đến mức nào, nhưng giá trị thất thoát, tiêu hao do hậu quả của việc mối tấn công không dừng lại ở 1 con số nhỏ. Chính vì vậy mà dịch vụ diệt mối tận gốc luôn là ưu tiên của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
- Riêng ở Việt Nam, Nguyễn Dương PestControl đã điểm mặt trên 20 loài mối thường xuyên góp mặt trong những cuộc tấn công các công trình kiến trúc xây dựng, tùy theo loài mối thì có nhiều hình thức xâm phạm, phá hoại khác nhau.
- Xuất phát điểm từ tổ, mối bắt đầu la liếm, tấn công các loại kiến trúc nội thất cùng nhiều loại đồ đạc bằng gỗ – giàu chất cen-lu-lô. Nhìn bề ngoài các đồ vật này tưởng chừng như nguyên vẹn, nhưng thật ra sâu bên trong chúng đã bị mối gặm sạch rỗng, buộc phải thay mới để đảm bảo an toàn trước khi đưa vào sử dụng thực tế.
- Không dừng lại ở việc phá hoại đồ gỗ, mối còn xâm hại những loại máy móc, thiết bị kỹ thuật, công nghệ cao. Chúng luồn lách và những khe hở nhỏ, rồi đắp đất để đi. Do đất mà mối đắp luôn trong trạng thái ẩm ướt, khiến các bộ phận kỹ thuật của máy móc bị chập mạch, dẫn đến cháy nổ nguy hiểm.
- Sự việc không dừng lại như thế, chúng còn làm tổ dưới lòng đất. Mối sẽ đùn đất qua các khe nức, khe hở trên nền nhà. Đất được đùn lên càng nhiều thì nền móng của nhà càng rỗng, dẫn đến hiện tượng sụt lún nền móng của nhà ở.
Cách thức diệt mối:
Thường diệt mối tận gốc thì chúng ta sẽ thực hiện theo 2 cách:
Phương pháp hóa học:
- Dùng các hóa chất diệt mối dạng dung dịch phun thẳng vào con đường mà mối hay đi, nơi bị mối xâm hại hòng diệt mối thợ. Tiếp tục phun lên các bề mặt bằng gỗ, kẽ tường, để chặn đường xâm nhập từ ngoài của mối vào công trình.
XÊM THÊM : https://nguyenduongpestcontrol.com/