Loài kiến
Kiến là loài gây hại không thường xuyên và chủ yếu gây phiền toài trong các công trình cấu trúc. Kiến kiếm ăn hoặc làm tổ bên trong cấu trúc. Kiến cánh thường hay bị nhầm lẫn với mối cánh, nhưng đặc điểm phân biệt là kiến cánh có cặp cánh trước và sau có kích thước khác nhau, trong khi ở mối, cả hai cặp cánh đều có cùng kích thước.
Tập tính kiếm ăn.
Kiến ăn được nhiều loại thức ăn, bao gồm côn trùng chết, hạt, mật hoa, thịt, mỡ, đường, chất béo và dầu. Một số loài kiến dường như chỉ đi lang thang một cách ngẫu nhiên; những con khác lần theo các vết pheromone được đánh dấu chính xác từ tổ đến nguồn thức ăn và ngược lại. Kiến thợ truyền đạt thông điệp thông qua các tín hiệu hóa học tạo ra các vết pheromone để lôi kéo thêm nhiều thành viên.
Vòng đời.
Những con kiến cánh đực và cái giao phối với nhau khi bay phân đàn. Con đực chết sau đó, con cái đào sâu trong đất và tường trống hoặc vết nứt cấu trúc để làm tổ và đẻ trứng.
Trứng nở thành ấu trùng nhỏ, màu trắng, không chân và được nuôi bằng nước bọt tiết ra từ chất béo dự trữ của con cái.
Sau vài lần lột xác, ấu trùng hóa nhộng mềm, màu trắng, hình dạng giống con trưởng thành nhưng bất động . Trước khi hóa nhộng, ấu trùng của một số loài (kiến thợ mộc và kiến khác) tạo kén. Con trưởng thành đảm nhận một trong ba vai trò trong tổ: kiến thợ (kiến thợ và kiến lính đều là kiến cái), kiến cái sinh sản (kiến chúa tương lai) và kiến đực sinh sản.
Các loài kiến thường gặp.
Kiến điên (Paratrechina longicornis)